Karatedo có nguồn gốc từ các võ sư hàng đầu Nhật Bản chính thức được giới thiệu ra thế giới vào năm 1960. Tuy nhiên, có rất nhiều bí mật mà bạn chưa biết về bộ môn này bởi xét về lịch sử, chúng đã có mặt vào những năm đầu của thế kỷ 20. Hãy cùng 88CLB tìm hiểu thêm về Không Thủ Đạo qua bài viết sau đây nhé.
Karatedo và nguồn gốc xuất xứ
Karatedo được người Việt Nam gọi với cái tên Không Thủ Đạo và thường được xem có nguồn gốc từ tỉnh Okinawa của Nhật Bản. Tuy nhiên vào những năm đầu thế kỷ 21, đã có nhiều chuyên gia võ thuật cho rằng nếu xét về lịch sử thì chúng phải có bắt nguồn từ Trung Quốc. Cụ thể thì ở giai đoạn mà hai quốc gia này xảy ra chiến tranh, một nhóm người đã sáng tạo các bài võ để tự vệ.

Trong đó, người Ryukyu lúc đó đã kết hợp với các môn võ thuật ở miền Nam Trung Quốc để chống lại quân đội cai trị của Nhật Bản. Theo ghi nhận, một phần các bài quyền trong môn Không Thủ Đạo được phát triển dựa theo các điệu múa ở tỉnh Okinawa. Thời điểm đó, người Hoa từ Phúc Kiến đã di cư sang tỉnh này của Nhật Bản và luôn bị ức hiếp bởi dân bản địa hoặc các tổ chức quân đội.
Thế nên, nếu là một người dân Nhật Bản có theo dõi các môn võ của Trung Quốc, bạn sẽ thấy nhiều điểm tương đồng của cả 2 quốc gia trong môn này. Năm 1960, tên gọi đầy đủ Karatedo chính thức được đặt bởi chính phủ Nhật Bản để tránh nhầm lẫn cho người dân với các hệ phái từ Trung Quốc. Ý nghĩa của tên gọi trên nhằm để chỉ một môn phái không sử dụng vũ khí mà chỉ tập trung vào tay, chân, cùi chỏ, đầu gối.
Những bí mật về Karatedo mà bạn chưa biết
Là một môn võ đã có từ rất lâu nên hiện tại, vẫn có nhiều môn sinh chưa biết các bí mật đằng sau hệ phái này. Hãy cùng 88CLB tìm hiểu chi tiết hơn qua phần nội dung tiếp theo nhé.
Sự phát triển của Không Thủ Đạo tại Việt Nam
Còn nhớ ở giai đoạn giữa thế kỷ 20, Việt Nam bùng nổ các môn phái võ phần lớn để tự vệ và chiến đấu. Người được xem như có công mang Karatedo về đất nước hình chữ S chính là võ sư Hồ Cẩm Ngạc vào năm 1947. Tuy nhiên, thời điểm đó cũng chỉ có Sài Gòn là có võ đường dạy Không Thủ Đạo.
Theo nhiều ghi chép, trong cùng thời điểm với Hồ Cẩm Ngạc mang môn này về Sài Gòn thì tại Huế cũng đã xuất hiện võ đường Không Thủ Đạo sau đó không lâu. Một sĩ quan Nhật Bản tên Suzuki Choji đã là người đã thành lập và dạy cho dân địa phương tại đây. Từ 2 địa điểm này, dần dần Karate được phát triển và trở thành hệ phái có số lượng người theo học đông nhất Việt Nam.

Có bao nhiêu hệ phái trong Karate?
Theo các tổ chức nghiên cứu về võ thuật trên thế giới, có tổng cộng 3 hệ phái chính trong Karatedo. Trong đó có truyền thống, hiện tại và Full contact với nhiều điểm khác nhau như sau:
- Truyền thống: Những môn sinh theo học hệ phải này sẽ phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc Sundome. Tức là khi thi đấu cả hai phải giữ một khoảng cách cố định và sức mạnh phải được bảo lưu. Nhóm này có 3 nhánh nhỏ khác gồm cổ truyền, hướng thể thao biểu diễn và Okinawa.
- Hiện đại: Nhờ sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ mà một hướng khác dành cho Karatedo đã ra đời. Cụ thể, các tổ chức võ thuật đã phát triển hai hệ phái Kata và Kumite hướng đến việc biểu diễn quyền thuật và đối kháng.
- Full contact: Đây là hệ phái được nhiều người yêu thích nhất khi mang nặng tính chất đối kháng mạnh mẽ. Tức các môn sinh khi giao đấu sẽ không cần phải bảo lưu lực. Thậm chí có nhiều giải còn cho phép không cần phải đeo đồ bảo hộ.
Cấp độ theo màu đai
Trong quá khứ, bộ môn Karatedo chỉ có 2 màu đai gồm trắng và đen. Trong đó, những người đã trải qua một quá trình luyện tập đủ lâu và vượt qua các bài kiểm tra sẽ trao đai đen. Còn màu trắng phần lớn sẽ dành cho các môn sinh vừa gia nhập võ đường.

Sau này, có nhiều võ đường và hệ phái khác nhau sẽ dùng thêm những màu khác ở giữa hai cấp độ trên như tím, xanh lá, nâu, đỏ,… Ở cấp độ đai đen sẽ chia thành 10 bậc từ Nhất đẳng huyền đai cho đến Thập đẳng huyền đai. Hãy nhớ, số người có thể lên bậc 9 hoặc 10 (Hanshi) chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay ở toàn thế giới bởi ngoài trình độ, họ còn phải có công lao phát triển môn võ này.
Tuy bất ngờ nhưng bạn nên biết rằng có rất nhiều lưu phái ở nhánh phụ sẽ không sử dụng các cấp độ đai kể trên. Bởi thường thì những võ sư ở nhánh này sẽ tập trung vào sự thực dụng khi thi đấu, biểu diễn mà không cần quan tâm đến thời gian theo học hay các bài kiểm tra theo hệ thống Karatedo.
Bài viết trên đã gửi đến bạn đọc những thông tin bí mật mà bạn có thể chưa biết về bộ môn Karatedo. 88CLB88 hy vọng rằng những điều này sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về Không Thủ Đạo và lịch sử phát triển của môn phái này.